Loading...
Hướng dẫn tạo và quản lý Layer trong autocad 2012

I. Khái niệm về Layer
          Trong các bản vẽ autocad, các đối tượng có cùng chức năng sẽ được nhóm thành layer, layer là tập hợp các lớp, các nét có trong file bản vẽ autocad.
         Trong quá trình làm việc với bản vẽ cad chúng ta sử dụng bảng Layer với nhiều mục đích  để thay hiển thị hoặc tắt nét vẽ, đóng băng (Freeze), khóa layer (Lock), thay đổi kiếu nét vẽ, màu sắc, chiều dày.... để tạo bản vẽ thiết kế hoàn chỉnh trước khi in ấn.

Để tạo và quản lý thậ hiệu quả các Layer chúng ta cần hiểu rõ tính năng của từng biểu tượng trên Layer
          
Để gọi bảng Layer 
Command: LA => Enter

Cửa sổ Layer
Cửa sổ Layer
Cửa sổ Layer
II. Thiết lập Layer
          
Trước khi tạo layer chúng ta rìm hiểu chức năng của các tap trong của sửa Layer

       1. New property Filter (Alt+P): Có nghĩa là tạo bộ lọc cho Layer, để quản lý một file Ảutocad gồm nhiều bản vẽ thiết kế của các dự án khác nhau (Ví dụ dự án 1: bản vẽ thiết kế Khung kèo, dự án 2: thiết kế Cốt pha hầm, dự án 3: thiết kế Mặt bằng móng...., mỗi bản vẽ thiết kế của một dự án có các nét vẽ thể hiện hạng mục riêng của Dự án đó. Như vậy khi ta một chọn Filter name của dự án nào đó thì trong list layer (mặc định) chỉ hiển thị những Layer đã được chọn, chứ không hiển thị hết tất toàn bộ layer của tất cả các dự án. Rất thuận tiện cho công việc không phải tìm layer mình cần trong một danh sách layer quá dài.
Tạo Filter name cho layer
Tạo Filter name cho layer
          Như vậy khi ta muốn chọn bộ lọc các layer cho dự án 1 nhập lệnh: La => enter chọn bộ lọc DA1 tích chọn set current (Alt+C).
        Để thuận lợi cho việc tạo Filter name khi tạo layer cho dự án ta thêm ký hiệu đầu vào toàn bộ layer chẳng hạn như dự án 1 tôi thêm D1, dựa án 2, thêm D2 vào đầu layer. Việc này có thể làm thủ công hoặc tìm lisp cho phép add prefix hoặc suffix vào layer.
         2. New Group Filter (Alt+G): Tạo các bộ lọc layer thành nhóm Việc tạo nhóm giúp chúng ta một dể quan lý layer hơn khi một file autocad có số lượng dự án (bản vẽ thiết kế) tăng dần sau nhiều năm và khi ta cần sử dụng 3 bộ lọc dự án DA1, Da2, DA3 cho một dự án khác: Chọn Nhóm DA 123/chọn tích Invert Filter/ chọn set curent (Alt+C) tất cả các layer của 3 bộ lọc sẽ hiển thị mặc định chúng ta thỏa mái sử dụng.
Tạo các bộ lọc layer thành nhóm
Tạo các bộ lọc layer thành nhóm
            3. Layer States manager (Alt+S) Quản lý trạng thái layer, để quản lý tốt các layer bên cạnh việc đặt tên, độ dày nét vẽ, loại nét vẽ, màu.....

             Thẻ tab Layer states manager có chức năng ghi nhớ lại các trạng thái hiển thị (on, off, thaw, freeze, prin.... của các layer). Chúng ta cảm thấy công dụng rất hiệu quả của chúng khi phải làm việc trên một hệ thống bản vẽ khổng lồ (với nhiều layer của các bộ môn khác nhau như xây dựng, cơ khí, điện....)
           Khi ta mở cửa sổ Layer states manager tên mặc định của layer ACET-LAYISO chúng ta có thể lựa chọn trạng thái hiển thị cho layer tạo mới sau đó vào Edit bỏ bớt layer không cần thiết và đặt tên cho chúng ghi chú (nếu cần) lựa chọn hiển thị các tùy chọn on, off, thaw, freeze, prin.... của các layer nhấn OK
Lựa chọn hiển thị trạng thái layer
Lựa chọn hiển thị trạng thái layer
         Chúng ta có thể lưu nhiều trạng thái hiển thị của layer và cũng có thể export ra file để dùng lại đối với các file khác (chú ý đặt tên layer giống nhau)
Sau khi đã tạo các trạng thái hiển thị, để kích hoạt chúng bạn chỉ việc vào bảng layer states manager rồi click vào trạng thái bạn muốn.
          4. New Layer (Alt+N): Tạo layer mới
          5. New Layer VP Frozen All in Viewports: Các layer tạo mới điều đóng băng
          6. Delete Layer (Alt + D): Xóa layer

Tính năng biểu tượng trên cửa sổ Layer
Tính năng biểu tượng trên cửa sổ Layer
 
          7. Set Current (Alt+C) : Chọn layer làm hiện hành
           8. Refresh: Làm mới Layer
           9. Seach for Layer: Tìm kiếm Layer
Tính năng biểu tượng trên cửa sổ Layer
Tính năng biểu tượng trên cửa sổ Layer

           10. Settings: Cài đặt Layer
Chúng ta tìm hiểu các tính năng trên cửa sổ Layer Settings 


Click here for comments 0 comments:

Terima kasih atas komentar Anda

Blog Archive

Powered by Blogger.
Back to Top